Khi nào được khám chuyển tuyến để hưởng bảo hiểm y tế?
Tối 4.1, chương trình Gương mặt Việt Nam mùa 2 với chủ đề Vì một Việt Nam hạnh phúc chính thức ra mắt khán giả tại rạp Cinestar Hai Bà Trưng TP.HCM), thu hút hơn 200 khách mời đến tham dự. Đây là một trong những chương trình truyền hình hiếm hoi được công chiếu trên màn ảnh rộng. Theo đó, Gương mặt Việt Nam mùa 2 không chỉ gửi đến khán giả quá trình cống hiến không ngừng nghỉ của GS-TS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng dành cho nền y học Việt Nam mà còn có câu chuyện về hành trình từ thiện của ông bà Lê Văn Kiểm và bà Trần Cẩm Nhung. Song song đó, chương trình cũng khắc họa chân dung anh Ma Seo Chứ, người đã kịp thời đưa ra quyết định sơ tán bản làng Kho Vàng, Xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm tránh khỏi thảm kịch trong bão Yagi. Ngoài ra, khán giả còn được lắng nghe tâm sự của tập thể cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan. Bên cạnh đó, chương trình còn ghi dấu với sự tham gia của nhiều tên tuổi khác như GS-TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Chủ tịch Hiệp hội mạng lưới giáo dục Đông Nam Á; ông Ngô Minh Hải – Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn TP.HCM, Chủ tịch Hội LHTN TP.HCM và những bác sĩ trẻ đến từ dự án Xóa bớt – Vẽ tương lai.Biên tập viên Lan Nhi, tác giả kiêm nhà sản xuất chương trình, chia sẻ: "Mỗi Gương mặt Việt Nam năm nay đều mang đến một câu chuyện, lát cắt về sự hạnh phúc riêng biệt. Tất cả niềm hạnh phúc đó được thể hiện qua 3 trường đoạn: một Việt Nam hòa bình, độc lập với những cá nhân, tập thể không ngừng lao động và khẳng định trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam. Một Việt Nam với những con người nghĩ cho nhau và làm vì nhau và cuối cùng một Việt Nam hạnh phúc là hành trình được tiếp bước bởi rất nhiều người trẻ đang ngày đêm dấn thân, hội nhập và phát triển đất nước".Sau buổi công chiếu tại rạp, chương trình Gương mặt Việt Nam mùa 2 chính thức lên sóng vào lúc 21 giờ ngày 5.1 trên kênh HTV9.Những tấm lòng vàng 13.8.2022
Theo đó, trong phụ lục Kế hoạch thực hiện Quy hoạch 8, danh mục dự án nhiệt điện than được triển khai đến năm 2030 chỉ có 6 dự án với tổng công suất 6.125 MW được triển khai, đưa vào vận hành, gồm: Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1, công suất 1.432 MW (đã vận hành) tại Khánh Hòa. Nhiệt điện Vũng Áng II, công suất 1.330 tại Hà Tĩnh (vận hành năm 2025 - 2026).
Du học sinh Việt Nam ở Belarus gặp khó khăn: Bộ GD-ĐT hứa 'đảm bảo quyền lợi'
Trong một video do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát hôm 4.2, Đại học Hàng không Hải quân thuộc quân đội Trung Quốc (PLA) đã sử dụng máy bay hoạt động từ trên bộ để đào tạo phi công cho một loại máy bay "thực hiện nhiệm vụ đặc biệt" mới trên tàu sân bay. Loại máy bay mới này vẫn chưa được đưa vào sử dụng, theo tờ South China Morning Post hôm nay 6.2.Khóa đào tạo phi công nói trên nhằm đảm bảo việc chuẩn bị cho phi công theo kịp việc triển khai thiết bị, với mục đích đẩy nhanh khả năng sẵn sàng chiến đấu, theo CCTV."Tàu sân bay 18 sẽ sớm được đưa vào sử dụng", giảng viên Lin Chunliang thuộc Đại học Hàng không Hải quân nói với CCTV, ý đề cập số hiệu thân tàu của tàu sân bay Phúc Kiến. Đây là tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc, sau hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông."Chúng tôi hy vọng sẽ đóng vai trò chủ chốt và nổi bật trong việc đào tạo phi công, đặc biệt là trong việc phát triển phi công lái máy bay trên tàu sân bay", giảng viên Lin cho hay.Tàu sân bay Phúc Kiến, tàu sân bay tiên tiến nhất của Trung Quốc, đã hoàn thành chuyến thử nghiệm trên biển thứ 6 vào đầu tháng 1 sau khi được hạ thủy vào tháng 6.2022.Hệ thống máy phóng điện từ tiên tiến của tàu sân bay Phúc Kiến sẽ cho phép phóng các máy bay nặng hơn và tiên tiến hơn, chẳng hạn như máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C) KJ-600.Dự kiến, tàu sân bay Phúc Kiến cũng sẽ mang theo máy bay chiến đấu J-15T và máy bay chiến đấu tàng hình J-35, theo South China Morning Post.
Theo nguồn tin của Thanh Niên, đến 23 giờ đêm 10.2, sau nhiều giờ truy bắt, Công an TX.Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh và các lực lượng chức năng đã bắt được nghi phạm dùng súng bắn chết anh Phùng Văn Phúc (26 tuổi, ngụ tổ dân phố Hồng Hải, P.Kỳ Phương, TX.Kỳ Anh), tại nhà riêng của nạn nhân. Nghi phạm bị lực lượng chức năng bắt giữ khi đang lẩn trốn tại xã Cẩm Trung (H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Nghi phạm này được xác định là Trần Văn Huy (41 tuổi, ngụ tại xã Cẩm Minh, H.Cẩm Xuyên). Huy là con rể của hàng xóm cạnh nhà anh Phúc, nên thường xuyên tới đây lưu trú.Như Thanh Niên đã thông tin, khoảng 17 giờ ngày 10.2, người dân tổ dân phố Hồng Hải nghe tiếng súng phát ra từ nhà anh Phúc nên chạy đến xem và phát hiện anh Phúc bị bắn gục tại phòng ngủ. Do vết thương quá nặng nên nạn nhân đã tử vong.Theo camera an ninh nhà dân, trước thời điểm anh Phúc bị bắn, có một người đàn ông tới khu vực gần nhà nạn nhân và dùng súng bắn một phát vào phòng ngủ nơi anh Phúc đang ngồi máy tính, khiến nạn nhân bị một vết thương ở sườn do trúng đạn. Sau khi gây án, thủ phạm điều khiển xe máy trốn khỏi hiện trường.Nhận được tin báo, Công an TX.Kỳ Anh đã phối hợp với lực lượng của Công an tỉnh Hà Tĩnh truy bắt thủ phạm và thu giữ 1 khẩu súng CPC bắn đạn thể thao mà nghi phạm sử dụng để gây án, vứt cách hiện trường 3 - 4 km, sau đó bắt được hung thủ.Nguyên nhân vụ nổ súng bắn chết người đang được lực lượng chức năng điều tra, làm rõ.
Trao tiền bạn đọc Báo Thanh Niên hỗ trợ bà cụ 80 tuổi nuôi con tâm thần
Theo đó khu đất nêu trên, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã gửi đơn và hồ sơ đề nghị thuê đất kèm theo văn bản 4871 ngày 18.11.2024.Trên thực tế, trong năm 2023 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã nhận bàn giao 16,05 ha đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo Nghị quyết số 93/2022 của Chính phủ về việc tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 và dự án đường giao thông kết nối với nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Thời gian qua, dự án đã và đang được tập trung mọi nguồn lực để thi công các hạng mục công trình đúng với tiến độ được duyệt. Đến nay dự án cũng sắp hoàn thành và dự kiến đưa vào khai thác vào dịp 30.4.2025. Tuy nhiên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP vẫn chưa được cấp quyết định cho thuê đất để hoàn tất các thủ tục đất đai của dự án.Tiếp theo văn bản 4871, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đề nghị UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên-Môi trường xem xét, sớm giải quyết hồ sơ thuê đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Trường hợp có vấn đề vướng mắc, hồ sơ chưa hợp lệ hoặc lý do khác dẫn đến hồ sơ chưa được giải quyết, đề nghị UBND thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường có văn bản hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP biết và triển khai thực hiện.Trước đó ngày 22.11.2024, Văn phòng UBND TP.HCM đã có phiếu chuyển văn bản số 4871/2024 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đến Sở Tài nguyên Môi trường xem xét, xử lý về việc thực hiện thủ tục cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.Trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, cho biết nội dung về chuyên môn Sở sẽ hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP làm thủ tục. Được biết, khu đất 16,05ha dự kiến xây dựng nhà ga T3 nằm trong quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, Bộ Quốc phòng đã có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với khu đất này theo nghị định 167/2017/NĐ-CP. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản đồng thuận với phương án sắp xếp của Bộ Quốc phòng.